Khảo sát các yếu tố liên quan đến hành vi phòng ngừa dịch COVID-19 trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên đại học khối ngành sức khỏe tại Việt Nam. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 4.325 sinh viên khối ngành sức khỏe đang học tại 10 trường đại học ở Việt Nam từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Bộ câu hỏi được khảo sát trực tuyến đề thu thập số liệu gồm nhận thức về sự nhạy cảm thang điểm 7, nhận thức về sự nghiêm trong thang điểm 5, nhận thức về sự tự tin- thang điểm 5, hành vi phòng ngừa đối với COVID-19. Kết quả Tuổi trung bình của sinh viên là 21,83 ± 2,70 và 74,8% là nữ. Sinh viên nhận thấy đại dịch COVID-19 nghiêm trọng hơn SARS và cúm mùa (4,17 ± 0,69) nhưng nguy cơ lây nhiễm thấp (2,08 ± 1,08). Mức độ tự tin về bản thân sinh viên trong xử lý COVID-19 rất cao (3,56 ± 0,78). Điểm trung vị của hành vi phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên là 02 trên tổng 05 hành vi. Trong bảy ngày trước khảo sát, tỷ lệ sinh viên đến những nơi đông người là 48%, giữ thông thoáng nhà là 34,5%, lau dọn nhà cửa thường xuyên là 34,8%, rửa tay nhiều hơn bình thường là 51,1%, và sử dụng khẩu trang đúng cách là 61,7%. Có sự khác biệt trong hành vi phòng ngừa COVID-19 trong cuộc sống hàng ngày của sinh viên ở các nhóm giới tính, tuổi, chuyên ngành và các trường đại học khác nhau. Ngoài ra, nhận thức về mức độ nghiêm trọng, sự nhạy cảm, sự tự tin có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với các hành vi phòng ngừa COVID-19 của sinh viên. Kết luận Hành vi phòng ngừa dịch COVID-19 của sinh viên còn thấp, cần có những giải pháp nâng cao nhận thức phòng ngừa dịch bệnh cho sinh viên trong tương lai khi có dịch bệnh xảy ra., Tóm tắt tiếng anh, To investigate factors related to preventive behaviors to COVID-19 pandemic in daily life among Undergraduate Health Sciences students. Methods A cross sectional study design was conducted in 4.325 undergraduate Health Sciences students from 10 universities in Vietnam from October 2020 to March 2021. The questionnaires including perceived susceptibility-7 likert scale, perceived severity- 5 likert scale, perceived confidence- 5 likert scale, and preventive behaviors to COVID-19 were used to collect data online. Results The average age of student was 21.83 (± 2.70) and 74,8% of them was female. Students perceived COVID-19 pandemic was more severity than SARS and Seasonal Flu (4.17 ± 0.69) but low risk of susceptibility (2.08 ± 1.08). The confidence of students in dealing with COVID-19 was high (3.56 ± 0.78). The median of preventive behaviors among students was 2 per 5. In the past seven days, avoiding going to crowded places (48.8%), keeping good indoor ventilation (34.5%), disinfecting the house more often (34.8%), washing hands more than other people (51.1%), and using masks more than other people (61.7%). There were differences in students' behaviors to prevent COVID-19 in daily life between genders, age, majors, and universities. Moreover, the perception of susceptibility, perception of severity, and perception of self-efficacy had the relationship with students's preventive behaviors to COVID-19. Conclusion Prevalence of preventive behaviors against COVID-19 among students is still low. Strategies to increase the awareness of students is needed if there is an epidemic in the future.