Tác động của đại dịch COVID-19 lên sức khỏe tâm thần ở người bệnh có bệnh lý tim mạch

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Lan Anh, Nguyễn Thị Minh Lý, Trịnh Thị Thanh Tuyền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tim mạch học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 17-25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422231

 Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến điểm số sức khỏe tâm thần của bệnh nhân tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đôi tượng và Phương pháp Nghiên cứu mỏ tả cắt ngang, sử dụng hai thang đánh giá tâm lý Thang đánh giá tác động của sự kiện (IES-R Impact of Event Scale -Revised) và Thang đánh giá Lo âu - Trầm cảm - Stress (DASS 21 Depression, Anxiety and Stress Scale-21 items) dối với bệnh nhân điểu trị nội trú tại Trung tâm Tim mạch, bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 5/2022 đến tháng 7/2022. Kết quả Nghiên cứu thực hiện trên 130 bệnh nhân. Có 15,4% người tham gia có vân đề sức khỏe tâm thần cần quan tâm liên quan đến đại dịch COVID-19. Trong số này có 6,9% bệnh nhân bị căng thẳng mức độ từ trung bình dến nặng. Có 19,2% người tham gia có nguy cơ trám cảm
  32,3% người tham gia có nguy cơ lo âu
  26,1% có nguy cơ bị căng thẳng. Có mối tương quan chặt chẽ giữa điểm sức khỏe tâm thần và giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, chẩn đoán y khoa, bệnh nền, mức độ nghiêm trọng của bệnh COVID-19, và những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Kết luận Nhóm đối tượng nghiên cứu bị tác động tâm lý bởi dại dịch COVID-19 và có nguy cơ mắc các vân dề vể sức khỏe tâm thần. Bệnh nhân tim mạch đặc biệt cẩn được sàng lọc và thăm khám chuyên sâu vể sức khỏe tâm thần vì đã có các bằng chứng về ảnh hưởng của chúng đối với quá trình bệnh tim., Tóm tắt tiếng anh, To assess the impact of the COVID-19 pandemic on the mental health scores of patients in the Cardiovascular Center at Hanoi Medical University Hospital. Subjects and Methods Descriptive cross-sectional study evaluating psychology of cardiovascular patients by two questionnaires Impact of Event Scale-Revised (IES-R) and Depression, Anxiety and Stress Scales-21 (DASS-21) from May 2022 to July 2022 Results 130 inpatients participated in the study. There were 15.4% positive for psychological distress due to the COVID-19 pandemic. Among them, 6.9% scored a moderate to severe level of distress. 19.2% of participants had a risk of depression, 32.3% of anxiety and 26.1% had a risk of stress. A strong correlation was found between mental health scores and gender, age, occupation, medical diagnosis, comorbidity, COVID-19 illness severity, and changes in routine. Conclusions The study population was psychologically impacted and at risk of developing mental health problems due to the COVID-19 pandemic. Cardiovascular patients should be screened and referred for further mental health consultation as the COVID-19 pandemic may negatively affect the progress of heart diseases.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH