Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tích tụ đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu để đánh giá hiện trạng tích tụ đất đai ở địa phương
sử dụng thang đo Likert để đánh giá sự ảnh hưởng theo 5 cấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức tích tụ đất nông nghiệp chủ yếu của huyện là nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và thuê đất nông nghiệp dài hạn. Trong 1.871,Iha đất nông nghiệp thực hiện tích tụ của huyện Tây Hòa có 84,66 % diện tích tích tụ bằng hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 12,80% diện tích tích tụ bằng hình thức tặng cho quyền sử dụng đất và chi có 2,54% diện tích tích tụ thông qua hình thức thuê đất dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã xác định được 06 yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ đất nông nghiệp bao gồm (i) Chính sách nhà nước về tích tụ đất nông nghiệp
(II) Vốn của hộ dân, trình độ
(iii) Kinh nghiệm sản xuất của hộ dân
(iv) Hiệu quả sản xuất nông nghiệp
(v) sự phát triển của thị trường quyền sử dụng đất
(vi) Yếu tố tự nhiên của thửa đất. Trong đó, yếu tố điều kiện tự nhiên của thửa đất ảnh hưởng nhiều nhất và yếu tố chính sách của nhà nước về tích tụ đất nông nghiệp ảnh hưởng ở mức độ ít nhất., Tóm tắt tiếng anh, This study was carried out to assess the current status of land accumulation for agricultural development in Tay Hoa district, Phu Yen province. The paper applied data collection and sample survey methods to assess the current status of land accumulation in the studied site
The Likert scale was chosen to evaluate the influence according to 5 levels. The research results show that the main type of land accumulation is the transfer of land use rights, the donation of land use rights and long-term land lease. Of the 1,871.1 ha of agricultural land accumulated in Tay Hoa district, 84.66% of the accumulated area Is in the form of land use right transfer, 12.80% of the accumulated area is in the form of donation of land use rights, land use and only 2.54% of the area accumulated through the form of long-term land lease. Besides, the results of this study have identified 6 factors affecting the accumulation and concentration of paddy rice land including (I) The state policy on agricultural land accumulation and concentration
(ii) Capital capacity of households
(ill) Education and experience level of households
(iv) Efficiency of agricultural production
(v) Development of a land use right market
(vi) Natural factor of paddy land parcel. In which, the natural condition of the land plot is the highest impact factor and the State's policy is the least impact factor on land accumulation.