Thở không xâm nhập qua mũ trùm đầu lần đầu tiên được áp dụng tại Chicago từ những năm 1990 và trở nên phổ biến trong đại dịch COVID-19, nghiên cứu này nhằm mô tả diễn biến lâm sàng ở bệnh nhân suy hô hấp được sử dụng phương pháp thở không xâm nhập qua mũ trùm đầu. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu can thiệp tiến cứu, thu thập số liệu là bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp mức độ trung bình và nặng được tiến hành thông khí nhân tạo qua mũ trùm đầu, theo dõi liên tục các chỉ số về hô hấp và huyết động, lấy các chỉ số theo dõi tại các mốc thời gian. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023 tại Trung tâm Hồi sức tích cực và trung tâm Cấp cứu A9- bệnh viện Bạch Mai. Kết quả Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ nam/nữ 21, tuổi trung bình 67,7±12,805
60% bệnh nhân có tuổi 60-80 tuổi. Nguyên nhân suy hô hấp cấp gặp nhiều nhất viêm phổi (23,3%), tiếp đến phù phổi cấp (30%) và COPD (23,3%), 56,7% bệnh nhân có bệnh nền và 46,7% bệnh nhân khởi phát bệnh cấp tính
63,3% bệnh nhân suy hô hấp nặng. Tỷ lệ thành công thở máy không xâm nhập qua mũ trùm đầu là 33,3%. Thở máy không xâm nhập qua mũ trùm đầu có hiệu quả trong cải thiện các chỉ số lâm sàng và khí máu sau 24h so với trước can thiệp, cụ thể tần số thở (31 so với 21), nhịp tim(125 so với 102), điểm khó thở Borg (6 so với 2) và chỉ số Sp02 (90% so với 96%), các chỉ số được lấy giá trị trung vị và khác biệt có ý nghĩa thống kê vơi p<
0,05.