So sánh mức độ tương quan của hai phương pháp tối ưu hóa máy tái đồng bộ tim bằng siêu âm Doppler tim so với phương pháp tối ưu hóa bằng thông tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả có so sánh, theo dõi ngắn hạn và can thiệp. Đối tượng nghiên cứu tuyển mẫu liên tục toàn bộ bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt ÐTTÐBT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến hết năm 2018, được theo dõi ít nhất 3 tháng sau đặt máy. Phương pháp ngay sau khi cấy máy ÐTTÐBT, mỗi bệnh nhân đều được tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất ngay sau đặt ÐTTÐBT bằng phương pháp thông tim đo dP/dtmax trong buồng thất trái. Trong vòng 24 giờ sau thủ thuật, chúng tôi tiến hành để xác định khoảng dẫn truyền nhĩ thất tối ưu dựa theo phương pháp siêu âm tim và so sánh mức độ tương quan giữa giá trị tìm được giữa hay phương pháp này. Kết quả Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van 2 lá có tương quan thuận, mức độ rất mạnh, với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,941 (khi tạo nhịp hai buồng thất) và r = 0,952 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<
0,001. Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van động mạch chủ có tương quan thuận, mức độ trung bình, với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,563 (khi tạo nhịp hai buồng thất) và r = 0,626 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<
0,001. Kết luận Khi tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất ở bệnh nhân đã được đặt máy tái đồng bộ tim, ta có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler tim đo VTI qua van 2 lá một cách thường quy thay cho phương pháp tối ưu hóa thông tim xâm lấn thất trái để đo dP/dtmax.