Hiện trạng và giải pháp phát triển cây có múi tại Đắk Lắk

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phong Lan Bùi, Đinh Đức Phong Đặng, Thị Thùy Thảo Đặng, Mạnh Cường Hoàng, Tú Trân Trần, Văn Phúc Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 13 - 19

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422671

 Kết quả điều tra hiện trạng phát triển cây có múi tại Đắk Lắk thực hiện trong 2 năm 2019 và 2020, tại 3 huyện trồng chính là Ea Kar, Buôn Đôn, Ea Súp của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, 12 giống cây có múi bao gồm 6 giống cam chanh, 2 giống cam sành, 2 giống quýt, 1 giống bưởi, 1 giống chanh
  trong đó cam sành và bưởi Da Xanh là 2 giống chiếm tỷ trọng cao và được trồng chủ yếu theo phương thức trồng xen, với 2 vụ thu hoạch trong năm tháng 6 đến tháng 7 và tháng 10 đến tháng 11 (vụ chính). Năng suất bình quân với vườn cây 5 tuổi đạt khoảng 18,8 tấn/ha/năm với cam sành, 23,0 tấn/ha/năm với cam soàn, 22,6 tấn/ha/năm với quýt và 12,4 tấn/ha/năm đối với bưởi Da Xanh, chất lượng tương tự với các vùng trồng khác. Lợi nhuận bình quân biến động trong khoảng 113,7 triệu đồng/ha/năm đến 234,3 triệu đồng/ha/năm. Kết quả điều tra ghi nhận được 14 loại sâu và 10 loại bệnh gây hại trên cây có múi, trong đó các loại sâu hại chính là ruồi đục quả ( Bactrocera sp.), nhện ( Panonychus citri ), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalia), sâu vẽ bùa và bệnh hại chính là ghẻ sẹo ( (Elsinoe fawcetti Bil et Jenk), loét quả (Xanthomomas campestris pv. Citri), vàng lá thối rễ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH