Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá quy trình xử lý AAO có khả năng loại bỏ chất hữu cơ, đạm và lân đến mức thấp nhất, đồng thời khảo sát một số thông số vận hành phù hợp để xử lý nước thải hầm ủ biogas đạt quy chuẩn xả thải cho phép. Nghiên cứu được tiến hành trên mô hình AAO ở quy mô phòng thí nghiệm với thể tích là 42 L. Các kết quả vận hành mô hình AAO với nước thải có nồng độ COD, TKN, TP đầu vào lần lượt là 983,53 ± 14,80 mg/L, 134,73 ± 4,20 mg/L và 39,63 ± 2,15 mg/L, tải nạp BOD trung bình 1,12 kg/m3.ngày-1, nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT2016/BTNMT (cột A) và QCVN 402011/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý COD, TKN, TP lần lượt là 90,05%, 89,12% và 93,21%. Ở thời gian lưu nước 9 giờ, tải nạp BOD trung bình 1,25 kg/m3.ngày-1, nồng độ nước thải đầu ra chỉ đạt cột B do chỉ tiêu BOD5 và COD chỉ đạt cột B của QCVN 62-MT2016/BTNMT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng thời gian lưu nước của bể AAO để xử lý nước thải sau biogas khả thi nhất là 10 giờ để đạt tiêu chuẩn xả thải của các thông số ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất