Cây Na là một cây trồng nông nghiệp có giá trị kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là Na trồng tại huyện Võ Nhai. Việc sử dụng chỉ thị phân tử để đánh giá mức độ đa dạng di truyền giữa các mẫu Na tại tỉnh Thái Nguyên sẽ góp phần phục vụ công tác đánh giá, bảo tồn và làm cơ sở cho chọn tạo giống Na nhằm phát triển kinh tế tại địa phương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích đa dạng di truyền và mối quan hệ di truyền của 36 cây Na thu tại 5 huyện tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở 12 chỉ thị phân tử RAPD... Kết quả phân tích đã chỉ ra với việc sử dụng 12 mồi RAPD đã nhân bản được tổng số 1471 băng ADN. Trong đó, có 1363 băng ADN là đa hình chiếm 92,66%. Số phân đoạn ADN trung bình nhân bản được ở một mẫu dao động lớn từ 0,8 đến 8,1. Hệ số tương đồng di truyền của 36 mẫu Na dao động từ 0,54 - 0,94 và cây phát sinh chủng loại được phân thành 2 nhóm chính. Trong đó, nhóm 1 gồm 33 mẫu chia thành 2 phân nhóm 1a gồm 4 mẫu và 1b gồm 29 mẫu
nhóm 2 gồm 3 mẫu. Các mẫu Na tại huyện Võ Nhai có mức độ tương đồng di truyền cao nhưng cũng tương đối khác biệt so với các mẫu Na tại các huyện khác của tỉnh Thái Nguyên.