Nghiên cứu ứng dụng GIS và viễn thám trong xây dựng mô hình dự báo vùng ngập do nước biển dâng phục vụ quy hoạch giao thông

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Phượng Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Giao thông vận tải, 2023

Mô tả vật lý: 142-145

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422944

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là nguyên nhân khiến nước biển dâng, đe dọa nhiều đảo và vùng ven biển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo tóm tắt của kịch bản nước biển dâng RCP8.5, đến cuối thế kỉ 21, mực nước biển dâng trung bình toàn khu vực biển Đông là 77 cm (51 - 106 cm), cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa là 78 cm (52 - 107 cm). Trung bình toàn dải ven biển là 73 cm (49 - 103 cm [1]). Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng đất trũng sẽ bị chìm trong nước, thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn. Trên thực tế, BĐKH đã và đang tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến vấn đề hư hỏng hay sập đổ các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa... gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Do đó, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình dự báo vùng ngập do mực nước biển dâng bằng công nghệ GIS và viễn thám, thống kê được diện tích đất bị mất theo 6 kịch bản nước biển dâng (50 - 100cm, với bước nhảy 10 cm) cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH