Bài viết hướng đến việc cung cấp những thông tin cụ thể về chính sách và thành tựu kinh tế của Đế chế Đức giai đoạn 1933-1939 và từ đó đưa ra những nhận xét khách quan về sự thay đổi, phát triển của kinh tế Đức trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Bài viết chỉ rõ việc Đức đã cố gắng giải quyết hậu quả của đại suy thoái 1929-1933, quân sự hóa nền kinh tế để chuẩn bị cho chiến tranh. Những kết quả trong công nghiệp, nông nghiệp, tài chính và thương mại cho thấy dường như nước Đức vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng và nhiều mặt của nền kinh tế mới chỉ phục hồi ở mức tương đối và không được chú trọng phát triển. Mặc dù những kết quả đạt được nói chung không tạo thành một sự phát triển lớn mạnh so với giai đoạn trước khủng hoảng, nhưng Hitler và đảng phát xít đã đạt được những kết quả cơ bản để đảm bảo đời sống người dân Đức, nuôi dưỡng niềm tin của họ về sự thành công của chế độ mới. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết để nước Đức tái vũ trang và trở thành ngòi lửa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).