Ảnh hưởng của việc thay đổi chiều cao cột nước và thời gian thực hiện đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Bình Lê, Thị Thu Thảo Ngô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 2023

Mô tả vật lý: 3419-3427

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422979

 Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1m × 1m × 1 m), mật độ 30 cá thể ốc/m2 (tỷ lệ đựccái bằng nhau) và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các phương pháp kích thích như sau 1) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (A50-2h)
  2) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (A50-3h)
  3) Tăng 50% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (A50-4h)
  4) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 2 giờ (D75-2h)
  5) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 3 giờ (D75-3h) và 6) Giảm 75% nước, kết hợp với phơi trong bóng râm 4 giờ (D75-4h). Ốc bươu đồng được phơi trong bóng râm theo thời gian tương ứng với từng nghiệm thức. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của ốc cái ở nghiệm thức A50-2h và D75-2h (74,4 - 77,2%) cao hơn và khác biệt (p<
 0,05) so với A50-4h và D75-4h (58,9-62,8%). Ốc ở A50-3h thu được tổ trứng và tần suất sinh sản (12,5 tổ/m2
  4,17 tổ/ngày/m2) và D75-3h (11,8 tổ/m2
  3,92 tổ/ngày/m2) cao hơn và khác biệt (p<
 0,05) so với nghiệm thức A50-4h hay D75-4h. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng trứng ốc và kích thước ốc con mới nở không chịu ảnh hưởng của các phương pháp kích thích sinh sản khác nhau.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH