Tận dụng lớp nhớt trái cà phê để nuôi cấy vi sinh thu nhận enzyme pectinase làm trong rượu vang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Hùng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 576 Genetics and evolution

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 2020

Mô tả vật lý: 34-43

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423085

Enzyme pectinase được ứng dụng trong nhiều lãnh vực sản xuất khác nhau. Việc tận dụng thành phần pectin có trong trái cà phê để cảm ứng sinh pectinase không chỉ giúp tận dụng tốt nguồn phế liệu này mà còn giúp nâng cao hiệu quả quá trình chế biến cà phê theo phương pháp ướt. Trên môi trường bán rắn, hiệu quả sinh tổng hợp pectinase của chủng Aspergillus niger Đ3 không cao, hoạt độ tối ưu chỉ đạt 0,88 UI/g trên môi trường có chứa 20% vỏ cà phê sau 5 ngày nuôi cấy. Ngược lại, thành phần pectin trong lớp nhớt của trái cà phê có khả năng cảm ứng Bacillus Ba 79 sinh pectinase với hiệu quả khá cao, hoạt độ enzyme tối đa đạt 2,33 UI/g sau 4 ngày nuôi cấy trên môi trường có chứa 60% dịch nhớt cà phê, 16% bắp xay và 24% bã đậu nành. Chế phẩm pectinase từ Bacillus Ba 79 có khả năng làm tăng độ trong của rượu vang 41,8% khi bổ sung với tỷ lệ 7,5 UI/ lít, trong thời gian 180 phút.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH