Thánh đường có vị trí quan trọng trong bức tranh văn hóa vật thể và hệ thống điểm đến du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiểu đầy đủ về thánh đường sẽ rất hữu ích trong việc quảng bá và phát huy văn hóa tộc người. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát thực địa, trao đổi/chuyện trò với người dân địa phương
các nội dung về sự phân bố, đặc điểm, chức năng, kiến trúc, khả năng khai thác du lịch của thánh đường người Chăm Islam ở An Giang được làm sáng tỏ dưới góc nhìn của Địa lí. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thánh đường của người Chăm Islam phân bố ở 9 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang. Các yếu tố tạo nên tính đặc trưng của thánh đường gồm màu sắc, lối trang trí, kiến trúc... Thánh đường có vai trò quan trọng đối với tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và xã hội của đồng bào Chăm. Sự độc đáo trong kiến trúc, nghệ thuật trang trí, sinh hoạt tôn giáo đã thu hút nhiều du khách viếng thăm thánh đường của người Chăm Islam