Xã hội càng phát triển thì truyền thông càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của một quốc gia. Trong bối cảnh ấy, văn hóa truyền thông đóng vai trò định hướng, dẫn dắt hoạt động báo chí hướng tới các giá trị, tạo dựng uy tín, chất lượng và hiệu quả. Các sản phẩm báo chí, truyền thông của các cơ quan báo chí thời gian qua với nội dung thông tin phong phú, toàn diện đã phản ánh kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng ở trong nước và quốc tế, có tính phản biện xã hội cao, thực sự là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí vẫn còn có những hạn chế nhất định. Bằng phương pháp liên ngành văn hóa học và xã hội học văn hóa, bài viết tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về văn hóa truyền thông, nhận diện các thành tố của văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí
đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đang đặt ra, nhằm nâng cao văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay.