Xác định nhân trắc, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
các yếu tố nguy cơ HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ nội trú. Đối tượng và phương pháp Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang bệnh nhân ĐTĐ trên 60 tuổi bị hạ đường huyết nhập viện tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Kết quả 105 bệnh nhân được nghiên cứu. Tuổi trung bình 75,25±7,6. Nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam (65,71% so với 34,29%). Tiền sử có HĐH trước đó 24,76%. Bệnh thận từ giai đọan 3-5 53,33%. Thiếu máu mạn (Hb<
11g/dl) chiếm 41,9%. Thay đổi tri giác từ lơ mơ đến hôn mê 72,38%. Bệnh nhân có thiếu máu cơ tim 81,9%
Rối loạn nhịp tim 30,48%
Tăng huyết áp 95,24%
Rối lọan lipid máu95,71%
Tiền sử có đột quỵ 26,67%
Nhiễm trùng bàn chân 10,48%
có 87,62% không biết xử trí HĐH kịp thời
Kết cục khi ra viện hồi phục là 103 trường hợp (98,1%), tử vong 2 trường hợp (1,9%)
Các yếu tố hay gây HĐH là ăn kiêng quá mức (61,9%), thay đổi liều điều trị (13,33%), có bệnh cấp tính kèm ăn uống kém (12,38%), bỏ ăn hoặc ăn muộn (6,67%), nôn ói (5,71%). Thuốc gây HĐH thì đơn chất chiếm 40%, phối hợp thuốc 60%, thuốc gây HĐH hay gặp là insulin hoặc sulfonylureas
HĐH có liên quan đến bệnh cấp tính kèm theo (p=0,002), liên quan đến tri giác (p=0,0002), liên quan đến mức độ lọc cầu thận (p=0,04) và mức độ thiếu máu (p=0,04). Kết luận Hạ đường huyết là biến chứng chung hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Hạ đường huyết ở người lớn tuổi phải được tích cực tránh để giảm mắc và tử vong. Giáo dục bệnh nhân và người chăm sóc rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết.