Đánh giá kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Quân y 103 trong 2 năm (2020-2022). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu tiến cứu cắt ngang trên 111 bệnh nhân chửa ngoài tử cung điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2022. Kết quả Tuổi trung bình là 32,68 ±5,55 tuổi, từ 25-35 tuổi chiếm 54%, 74,78% bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, 27,72% điều trị bằng phẫu thuật mổ mở, còn lại là điều trị nội khoa bằng methotrexat (MTX) (4,5%). Bệnh nhân được nhân từ 1-3 liều MTX, 65,22% bệnh nhân dùng 1 liều MTX. Có 97,73% cắt vòi tử cung chứa khối thai, bảo tồn vòi tử cung chiếm 2,27%. Thời gian trong phẫu thuật dưới 60 phút chiếm tỉ lệ 84,09%, thời gian trung bình mổ mở là 47,2±3,03 phút, phẫu thuật nội soi là 55,73±16,58 phút. Thời gian nằm viện trung bình điều trị bằng MTX là 6,65±2,93 ngày, điều trị bằng mổ mở 5±2,12 ngày, phẫu thuật nội soi là 3,47±0,89 ngày. Kết luận tỉ lệ điều trị nội khoa 27,72%, mổ mở 4,5%, phẫu thuật nội soi 74,78%. Phẫu thuật nội soi điều trị chửa ngoài tử cung có thời gian nằm viện trung bình ngắn nhất, sự khác biệt với mổ mở và điều trị nội khoa có ý nghĩa thống kê. Chỉ định điều trị nội khoa đơn liều ở các trường hợp CNTC chưa vỡ, không có triệu chứng lâm sàng, siêu âm khối thai dưới 3,5cm, chưa có phôi, nồng độ βhCG máu dưới 3000mUI/ml, tỉ lệ thành công với phác đồ đơn liều là 100%. Chỉ định PTNS điều trị CNTC ở các trường hợp không còn chỉ định điều trị nội khoa, những trường hợp khối thai vỡ có sốc đã hồi sức, huyết áp ổn định. Chỉ định PTMB điều trị CNTC những trường phợp sốc mất máu, huyết động không ổn định sau khi đã hồi sức tích cực.