Nghiên cứu thành phần tế bào và cấu trúc mô học của fibrin giàu tiểu cầu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tùng Nguyễn, Trần Bảo Song Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 611 Human anatomy, cytology, histology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2023

Mô tả vật lý: 111-118

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423283

Khảo sát đặc tính tế bào và mô học của PRF nhằm cung cấp các kiến thức nền tảng cho các nghiên cứu ứng dụng PRF. Phương pháp nghiên cứu Máu ngoại vi từ 10 con thỏ được được thu thập qua động mạch tai được sử dụng để tạo huyết tương giàu tiểu cầu và fibrin giàu tiểu cầu. Mẫu máu với chất chống đông được ly tâm để thu các phân đoạn huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), huyết tương giàu tiểu cầu và bạch cầu (L-PRP). Huyết tương được fibrin hóa bằng Calcium chloride (CaCl2) để tạo ra fibrin giàu tiểu cầu (PRF), fibrin giàu tiểu cầu và bạch cầu (L-PRF). Thành phần tế bào của PRP và L-PRP được khảo sát bằng máy phân tích huyết học thú y tự động. Cấu trúc mô học của PRF và L-PRF được khảo sát bằng nhuộm mô học Hematoxylin-Eosin và nhuộm Sirius Red. Kết quả Kết quả khảo sát thành phần tế bào cho thấy PRP gần như không chứa thành phần tế bào như bạch cầu và hồng cầu, thành phần tiểu cầu thấp hơn máu ngoại vi. Trong khi đó L-PRP chứa lượng lớn các thành phần tế bào đặc biệt là mật độ bạch cầu và tiểu cầu cao. Kết quả khảo sát mô học cho thấy PRF có mạng lưới các sợi fibrin dày đặc và không có sự hiện diện tế bào. Trong khi đó, L-PRF có mạng lưới fibrin dày đặc, các tế bào máu được bắt giữ trong bộ khung sườn fibrin. Kết luận Vật liệu sinh học PRF và L-PRF có cấu trúc không gian phù hợp là một giá thể sinh học tự nhiên. Hơn nữa, L-PRF có thành phần tế bào phong phú có tiềm năng lớn trong thúc đẩy quá trình tái tạo mô.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH