Xây dựng quy trình phân tích hàm lượng 17 amino acid từ cua lột Scylla sp.

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Trung Đỗ, Tất Thành Lê, Thị Phương Lan Nguyễn, Thư Vũ Văn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 487-495

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423374

Cua bùn Scylla sp. là loài cua biển phổ biến ở Việt Nam cũng như ở Châu Á Thái Bình Dương. Ngày nay, cua bùn được nuôi với quy mô lớn và thu hoạch ở giai đoạn lột xác vỏ mềm có giá trị kinh tế cao hơn cua mai cứng. Hiện nay, việc chế biến cua lột chỉ dừng lại ở việc đóng gói và xuất khẩu nguyên con. Tuy nhiên, 30% cua lột trong chế biến thường bị rụng chân và càng, làm giảm giá thành sản phẩm. Vì vậy, nghiên cứu công nghệ chế biến cua lột để nâng cao giá trị sản phẩm cua lột là rất cần thiết. Gần đây, việc ứng dụng enzyme trong chế biến mang lại nhiều lợi ích như thân thiện với môi trường và tạo ra nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học. Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng quy trình xác định hàm lượng 17/20 amino acid trong quá trình chế biến cua lột Scylla sp. nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm thu được sau khi chế biến. Quy trình này dựa trên phương pháp HPLC sử dụng detector huỳnh quang. Kết quả cho thấy, hàm lượng 17 amino acid ở cua lột nguyên liệu là 4,53% và sau khi chế biến qua giai đoạn thủy phân bằng công nghệ enzyme đạt 65,58% khối lượng khô và có chứa hàm lương cao các  amino acid có giá trị như lysine, leucine, valine, methionine, histidine.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH