Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm OCOP của thành phố (TP) Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia Chương trình OCOP của các chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm chủ lực của TP này thông qua mô hình hồi quy Binary logistic. Kết quả cho thấy, thực tế tại TP Móng Cái số lượng sản phẩm OCOP thì nhiều, song hiệu quả chưa cao, người dân chưa thực sự được hưởng lợi từ Chương trình OCOP. Đồng thời nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia Chương trình OCOP của địa phương như giống/yếu tố ban đầu cho sản xuất sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu thị trường
công nghệ và kỹ thuật sản xuất hiện đại
vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh
số lượng lao động của cơ sở sản xuất
các hình thức tổ chức sản xuất như hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp
thị trường
sản phẩm được bảo hộ... Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản phẩm OCOP trên địa bàn TP Móng Cái nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung.