Mức độ hỗ trợ của gia đình cho bệnh nhân điều trị HIV muộn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Diệu Thúy Đào, Minh Giang Lê, Thu Trang Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội), 2021

Mô tả vật lý: 244-252

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423501

 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả mức độ hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV điều trị muộn và một số yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 242 bệnh nhân điều trị HIV muộn tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) năm 2017. Tiêu chuẩn lựa chọn từ 18 tuổi trở lên, sống ở TPHCM ít nhất 6 tháng, chưa từng điều trị ARV và số lượng CD4 khi đăng ký điều trị dưới 100 tế bào/mm3. Kết quả cho thấy hỗ trợ đối tượng nhận được từ gia đình hầu hết tập trung vào hỗ trợ liên quan HIV và chăm sóc sức khỏe, rất ít hỗ trợ khác. Có gia đình hạt nhân (bố/mẹ hoặc vợ/chồng) là điều kiện thuận lợi (aOR=10,2
  95% CI 4,4 - 23,9) để nhận được hỗ trợ so với mối quan hệ khác (anh/chị/em ruột, anh/em họ, họ hàng). Đã tiết lộ với gia đình về tình trạng nhiễm HIV (aOR=6,9
  95% CI 2,7 - 17,3) và nhóm tuổi ≥40 so với nhóm <
 30 tuổi (aOR=3,2
  95% CI 1,1 - 9,7) cũng là các yếu tố thuận lợi để nhận được hỗ trợ nhiều. Các can thiệp nên tập trung vào nhóm bệnh nhân nhiễm HIV trẻ tuổi, không có/không nhận được hỗ trợ từ gia đình hạt nhân và chưa tiết lộ tình trạng nhiễm HIV.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH