Bài viết nhằm đánh giá thực trạng nguồn vốn sinh kế và đề xuất giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại huyện Thọ Xuân. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra thứ cấp, chọn điểm nghiên cứu, điều tra sơ cấp, đánh giá theo thang đo 5 cấp của Likert. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên chọn 450 hộ để điều tra. Kết quả cho thấy nguồn vốn để phát triển sinh kế trồng trọt được đánh giá ở mức cao ở cả 3 vùng. Nguồn vốn để phát triển sinh kế chăn nuôi được đánh giá ở mức cao tại vùng 1 và vùng 2 và ở mức trung bình tại vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế nuôi trồng thủy sản được đánh giá ở mức cao tại vùng 2 và ở mức trung bình tại vùng 1 và vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế làng nghề được đánh giá ở mức cao ở vùng 2 và ở mức rất cao tại vùng 1 và vùng 3. Nguồn vốn để phát triển sinh kế dịch vụ được đánh giá ở mức rất cao tại vùng 1 và ở mức cao tại vùng 2 và vùng 3. Để phát triển sinh kế bền vững cần xây dựng chiến lược sinh kế theo vùng
phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và nhân rộng mô hình sinh kế bền vững
nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế
quản lý sử dụng nguồn vốn sinh kế linh hoạt, hiệu quả
tăng cường liên kết, liên doanh, huy động vốn
tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách
tăng cường sự tham gia của cộng đồng.