Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) được trồng trong nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Thâm Hồ, Khởi Nghĩa Nguyễn, Thị Hằng Phùng

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.0852 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 205-215

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423519

 Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm sinh trưởng và giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức T1 (10 ngày), T2 (15 ngày), T3 (20 ngày), T4 (30 ngày), T5 (40 ngày), T6 (50 ngày) và T7 (60 ngày). Sinh trưởng và phát triển của cỏ Lông tây chia làm ba giai đoạn (1) Giai đoạn sinh chồi từ T1 đến T3, trong giai đoạn này cây tập trung cho tái sinh chồi
  (2) Giai đoạn kéo dài lóng và tăng diện tích lá từ T4 đến T6, là giai đoạn cây phát triển mạnh cả về chiều cao, đường kính thân và dài rộng lá
  và (3) Giai đoạn sinh trưởng chậm từ T7 (60 ngày) trở về sau, tại giai đoạn này diện tích lá ngưng tăng trưởng. Kết quả khảo sát vi phẫu cho thấy ở nghiệm thức T7 số lượng tế bào có vách tẩm thêm lignin (chất tạo chất gỗ) nhiều nhất. Cấu trúc các loại mô tạo chất xơ như mô dầy, mô cứng của thân cỏ Lông tây ở nghiệm thức T2 và T4 tương đương nhau và thấp hơn so với nghiệm thức T7. Hình ảnh giải phẫu của lá ở nghiệm thức T7 cũng cho thấy số lượng mô cứng cao hơn so với nghiệm thức T2 và T4 làm cho diện tích mô có khả năng đồng hóa/quang hợp giảm. Sự kết hợp hài hoà giữa năng suất và chất lượng của cỏ Lông tây cần được xem xét trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày sau khi cắt.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH