Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tốt nhất bằng công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức bổ sung đường cát với tỉ lệ C/N khác nhau lần lượt là 12,5
15
17,5
20 và nghiệm thức không bổ sung làm đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 500 lít và nước ương có độ mặn 12%o. Ấu trùng tôm được ương với mật độ 60 con/L và được cho ăn bằng Artemia và thức ăn nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, tôm ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 17,5 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (11,8+0,1 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p <
0,05 so với nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ sống (56,8 + 61,9%) và năng suất (34.080 +1.111 con/m3) tôm PL-15 cao nhất ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 17,5 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >
0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy, có thể kết luận rằng, tỉ lệ C/N bằng 17,5 là tốt nhất cho ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc.