Độ dày cơ khép ngón tay cái và suy dinh dưỡng ở người suy tim

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Hằng Phạm, Kim Trang Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 235-239

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423552

 Tình trạng dinh dưỡng là một đề mục trong các hướng dẫn điều trị suy tim. Độ dày cơ khép ngón tay cái (ĐDCKNTC) là một phương pháp đo nhân trắc mới, đánh giá được khối lượng cơ và có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Mục tiêu Xác định trị số độ dày cơ khép ngón tay cái ứng với suy dinh dưỡng (SDD) được đánh giá bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng chủ quan (Subjective Global Assessment - SGA) trên bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả 152 bệnh nhân suy tim tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5-9/2022. Kết quả Trị số ĐDCKNTC tay thuận trung bình là 15,2 ± 3,9mm, của nữ 13,8 ± 2,9mm và nam 16,8 ± 4,3mm. Trị số ĐDCKNTC tay không thuận trung bình là 13,9 ± 3,8mm, nữ 12,7 ± 2,9mm và nam 15,4 ± 4,0mm. Điểm cắt có giá trị chẩn đoán suy dinh dưỡng của ĐDCKNTC tay thuận là 14,3mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 67,1%, khoảng tin cậy 0,697-0,844 (P<
 0,0001)
  ĐDCKNTC tay không thuận là 13mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 65,9%, khoảng tin cậy 0,679-0,829 (P<
 0,0001). Kết luận ĐDCKNTC khác nhau theo giới tính, độ tuổi, tay thuận hay không thuận, điều kiện dinh dưỡng và bệnh lý nền. Trị số của giới nam cao hơn nữ, tay thuận cao hơn tay không thuận, nhóm không suy dinh dưỡng cao hơn nhóm suy dinh dưỡng, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán suy dinh dưỡng ở mức trung bình.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH