Đặc điểm chuyển hóa calci - phospho và chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ bệnh thận mạn giai đoạn cuối

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Phượng Lương, Thị Hằng Lưu, Ngọc Huy Nguyễn, Thu Hương Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.61 *Diseases of kidneys and ureters

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội), 2023

Mô tả vật lý: 97-105

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423559

 Chậm tăng trưởng là biến chứng thường gặp ở trẻ bệnh thận mạn (CKD) và bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD). Trẻ ESRD chậm tăng trưởng do nhiều yếu tố như dinh dưỡng kém, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa muối khoáng và xương, hóc môn tăng trưởng, sử dụng corticoid. Nghiên cứu mô tả trên 54 trẻ ESRD điều trị thay thế thận (79,6% thẩm phân phúc mạc và 20,4% thận nhân tạo chu kỳ) tại viện Nhi Trung Ương (55,6% nam). Tuổi nhỏ nhất là 5 tháng và lớn nhất 16 tuổi. 81,5% trẻ chậm tăng trưởng theo WHO với chiều cao theo tuổi (HFA) dưới -2SD. 23 trong 54 trẻ (42,6%) chiều cao thấp mức độ nặng với HFA dưới -3SD. Tỷ lệ trẻ giảm canxi máu toàn phần và thiếu vitamin D là 68,5% và 48,1%. 80,9% trẻ tăng phospho máu và 96,7% trẻ tăng PTH. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ giảm canxi máu toàn phần, tăng phospho máu giữa nhóm trẻ chiều cao thấp và chiều cao bình thường theo tuổi. PTH máu tăng có liên quan với tỷ lệ trẻ ESRD chiều cao thấp (p <
  0,05).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH