Nghiên cứu tạo vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống tôm sú (Penaeus monodon)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hùng Đinh, Văn Hùng Lại, Hữu Hùng Nguyễn, Văn Hảo Nguyễn, Minh Quý Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2019

Mô tả vật lý: 30-38

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423705

 Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá các đàn tôm vật liệu phục vụ tạo quần đàn ban đầu cho chọn giống nâng cao sinh trưởng tôm sú (Penaeus monodon). Bốn đàn tôm đã được thu thập phục vụ nghiên cứu gồm tôm tự nhiên từ Thái Lan (A), tôm tự nhiên từ Singapore (T), tôm tự nhiên ở Việt Nam (N) và tôm Gia hóa (G). Tổng số 69 gia đình tôm sú thuộc 16 tổ hợp lai đã được sản xuất. Tỷ lệ tôm cái đàn A và N đóng góp vào các tổ hợp lai chiếm tỷ lệ lớn nhất tương ứng 34,5% và 30,9%. Có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ tham gia của vật liệu di truyền giữa tôm cái (tôm mẹ) và tôm đực (tôm bố) trong cùng một đàn tôm. Sự chênh lệch cũng thể hiện rõ ở tỷ lệ tham gia của tôm mẹ đàn A (34,5% ) so với đàn G (10,9%)
  và tôm bố đàn A (18,9%) so với đàn G (30,2%). Tỷ lệ trung bình của vật liệu di truyền tham gia vào các tổ hợp lai của đàn tôm gia hóa (G) thấp nhất so với các đàn tôm có nguồn gốc tự nhiên còn lại. Tôm thế hệ G0 được nuôi đánh giá sinh trưởng trong bốn môi trường nuôi khác nhau bao gồm bể nuôi tuần hoàn an toàn sinh học trong nhà, nuôi trong ao tại Khánh Hòa (miền Trung), Bạc Liêu (miền Tây Nam Bộ) và Vũng Tàu (miền Đông Nam Bộ). Kết quả nuôi và đánh giá cho thấy tất cả tương quan kiểu gen (rg) đều là tương quan thuận (>
  0) và nằm ở mức từ 0,29 - 0,85. Tương quan kiểu gen (rg) giữa môi trường nuôi trong nhà cho chọn giống và ba môi trường nuôi ao thực tế tại Khánh Hòa, Bạc Liêu và Vũng Tàu thấp tương ứng 0,70, 0,42 và 0,29. Kết quả nghiên cứu cho phép dự đoán có tương tác G × E ở mức độ nhẹ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH