Đánh giá đặc điểm giải phẫu bệnh của các tổn thương chế nhầy ruột thừa theo phân loại mới của Tổ chức Y Tế Thế giới năm 2019. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập các tiêu bản và đánh giá lại đặc điểm mô bệnh học, đưa ra chẩn đoán theo phân loại mới của Tổ chức Y Tế Thế giới năm 2019. Kết quả Nghiên cứu tiến hành trên 109 trường hợp tổn thương chế nhầy ruột thừa. Tổn thương chế nhầy tân sinh chiếm tỉ lệ 85,3% (93/109). Trong các tổn thương chế nhầy do tân sinh LAMN chiếm 69,9% (65/93)
HAMN chiếm 10,8% (10/93)
carcinôm tuyến chế nhầy ruột thừa chiếm 5,4% (5/93). Các đặc điểm về chất nhiễm sắc, tỉ lệ nhân/ bào tương, và tần suất hiện diện của hạt nhân khác biệt đáng kể giữa hai nhóm AMN và tổn thương răng cưa. Các đặc điểm hình thái tế bào khác như sự sắp xếp tế bào u, hình dạng tế bào u, phân bào và hoại tử tế bào có khuynh hướng giống nhau giữa hai nhóm tổn thương. Tổn thương nhóm AMN (LAMN, HAMN, MACA) có thể lan rộng tổn thương đến các lớp khác nhau của thành ruột, và cả bên ngoài ruột thừa, như phúc mạc và các cơ quan lân cận. Ngược lại, các tổn thương tân sinh khác (tổn thương răng cưa) thường đặc trưng duy trì cấu trúc niêm mạc, không gây mất lớp cơ niêm và mô đệm niêm mạc. Kết luận Chẩn đoán các tổn thương chế nhầy ruột thừa dựa trên các đặc điểm tế bào, cấu trúc sắp xếp và các đặc điểm tổn thương khác như mức độ lan rộng, đặc điểm chất nhầy...giúp giải quyết nhiều nhầm lẫn xung quanh chẩn đoán cho các tổn thương chế nhầy ruột thừa.