Nghiên cứu mật độ trồng chùm ngây (moringa oleifera) làm thức ăn chăn nuôi tại thái nguyên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hồng Nhung Hoàng, Tuấn Hiệp Phạm, Thị Bích Ngọc Trần, Quang Hiển Từ, Trung Kiên Từ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 29 - 35

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 423999

 Thí nghiệm xác định mật độ trồng thích hợp cho cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được thực hiện trong 2 năm, từ 2017 đến 2018 tại Trường Đại học Nông Lâm, tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), từ NT1 đến NT4 tương ứng với 4 mật độ trồng là 125.000
  100.000
  83.500
  71.500 cây/ha. Mỗi nghiệm thức có diện tích 24 m2 lặp lại 5 lần. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Kết quả như sau Sản lượng vật chất khô và protein thô trung bình/ha/năm có xu hướng giảm xuống khi mật độ trồng giảm ở năm thứ nhất và có xu hướng tăng lên khi mật độ trồng giảm ở năm thứ hai và trung bình hai năm. Tuy nhiên, sản lượng vật chất khô và protein thô trung bình/ha/năm của năm thứ nhất, thứ hai và trung bình hai năm sai khác nhau không rõ rệt (P>
 0,05). Trồng Moringa bằng cây con ươm trong bầu thì chi phí cho cây giống chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí dẫn đến chi phí cho sản xuất 1 kg bột lá cao hơn ở mật độ trồng dày và thấp hơn ở mật độ trồng thưa. Nếu quy ước chi phí cho sản xuất 1 kg bột lá của NT1 là 100% thì NT2, NT3 và NT4 tương ứng là 88,64%, 80,39% và 75,34%. Vì vậy, trồng Moringa để sản xuất thức ăn cho gia súc với mật độ khoảng 71,5 - 83,5 nghìn cây/ha được cho là hợp lý.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH