Vai trò của chuyển đạo Lewis trong phát hiện dấu hiệu phân ly nhĩ thất khi tạo nhịp thất tần số nhanh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lân Hiếu Nguyền, Tuấn Việt Trần, Thị Hà My Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tim mạch học Việt Nam, 2023

Mô tả vật lý: 33-39

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424069

 Cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng (WCT) là một rối loạn nhịp thường gặp trên lâm sàng, đòi hỏi chần đoán nhanh, chính xác. Dâu hiệu phân ly nhĩ thất là một dâu hiệu của nhịp nhanh thất (VT), được sử dụng để chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng. Phương pháp sửdụng chuyển đạo Lewis đơn giản và nhanh nhằm phát hiện được hoạt động sóng nhĩ và mõi quan hệ với hoạt động sóng thất, từ đó giúp chẩn đoán rối loạn nhịp chính xác hơn. Nghiên cứu được thực hiện trên 43 bệnh nhân được tiến hành thăm dò điện sinh lý (EPS), sử dụng catheter kích thích tại vị trí mỏm thất phải và đường ra thất phải, xác định thời điểm phân ly nhĩ thất tạo ra mộtVT mô phỏng khi kích thích tại mỏm thất phải và đường ra thất phải tại CL 400 ms, 380 ms, 350 ms, 330 ms, 320 ms, 300 ms. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phát hiện phân ly nhĩ thất khi tạo nhịp thất tại mỏm thất phải và đường ra thất phải trên chuyển đạo Lewis đẽu lớn hơn 12 chuyển đạo tiêu chuẩn trên mọi tãn sổ với p<
 0.05. Tỷ lệ phát hiện phân ly nhĩ thất khi tạo nhịp thất tại mỏm thất phải và đường ra thất phải trên chuyển đạo Lewis không có sự khác biệt, p>
 0,05. Kết luận chuyển đạo Lewis có thể phát hiện được phân ly nhĩ thất tổt hơn 12 chuyển đạo tiêu chuẩn. Từ kết quả trên, chúng tôi đề xuất đánh giá thêm điện tâm đỗ của chuyển đạo Lewis bên cạnh điện tâm đõ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn để chần đoán phân biệt WCT.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH