Hiện nay, hệ thống sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm đến mức báo động. Nguồn nước bị ô nhiễm đã trở thành nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người đồng thời ảnh hưởng đến chu trình sinh - địa - hóa trong các hệ thống sông. Ở nước ta, những nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước ô nhiễm cũng đã được tiến hành. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khả năng xử lý nước kết hợp ở một số loài thủy sinh vật chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng làm sạch nitơ ở một số nhóm loài thủy sinh vật trong phòng thí nghiệm. Trên cơ sơ đó, đề xuất một số biện pháp xử lý môi trường nước một cách hiệu quả mang tính bền vững. Nghiên cứu sử dụng phương pháp pha dãy các nồng độ hoá chất, phương pháp bố trí thí nghiệm và phương pháp xử lí số liệu. Các kết quả thu được như sau Khả năng đồng hóa nitơ của ốc đá, ốc vặn kém hơn so với bèo tây, rau muống, tảo
hiệu quả đồng hóa nitơ cao hơn khi thử nghiệm đồng thời nhóm loài và khả năng đồng hóa nitơ tăng theo thời gian
hàm lượng muối NH4Cl có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa nitơ. Kết quả nghiên cứu này đóng góp thêm cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lí nước ô nhiễm hiện nay.