Thử nghiệm công nghệ chưng cất màng khử mặn nước biển để cung cấp nước uống cho người dân trên các đảo nhỏ của Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Công Hùng Dương, Thị Thu Lan Trần, Văn Giáp Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 551.48 Hydrology

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020

Mô tả vật lý: 90 - 96

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424099

Chưng cất màng (tên tiếng Anh là Membrane Distillation, viết tắt là MD) là công nghệ khử mặn rất hứa hẹn để đáp ứng nhu cầu nước uống cho các cộng đồng dân cư ở những khu vực duyên hải ven biển xa xôi và trên các đảo, hải đảo. MD là công nghệ lai ghép giữa một chưng cất truyền thống với một quá trình tách màng, do đó công nghệ này thừa hưởng những ưu điểm của cả hai quá trình trên. Trên thế giới, công nghệ MD đã được nghiên cứu và phát triển cho các hệ thống khử mặn nước biển để cung cấp nước uống với quy mô lên đến 100 m3 /ngày. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên một hệ thống khử mặn nước biển sử dụng công nghệ MD ở quy mô hiện trường (công suất 1 m3 /ngày) được thiết kế, lắp đặt và triển khai nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Hệ thống khử mặn sử dụng công nghệ MD với nước cấp là nước biển được vận hành ở các điều kiện nhiệt độ và lưu lượng tuần hoàn khác nhau để khảo sát hiệu quả hoạt động của hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ dòng nước cấp và lưu lượng tuần hoàn ảnh hưởng mạnh lên thông lượng cất nước và điện năng tiêu thụ của hệ thống MD. Khi vận hành ở nhiệt độ dòng cấp là 800oC, lưu lượng tuần hoàn nước là 360 L/h, hệ thống có thể cung cấp 45 L/h nước cất đạt tiêu chuẩn nước uống với điện năng tiêu thụ riêng là 96 kWh/m3 nước cất. Với giá bán điện trên đảo An Bình là 2.200 đồng/kWh, chi phí vận hành (bao gồm tiền điện và nhân công lao động) để điều chế 1 m3 nước uống từ nước biển bằng công nghệ MD là 511.200 đồng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH