Nghiên cứu năng suất hạt và tiềm năng sinh khối cây lúa và một số định hướng ứng dụng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Năng Vịnh Đỗ, Ngô Thành Trung Dương, Thị Thúy Hà, Quốc Hùng Lê, Văn Toàn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 570-579

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424103

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tiềm năng sinh khối của cây lúa và đề xuất một số định hướng nâng cao giá trị của sản xuất lúa. Phương pháp đánh giá tiềm năng sinh khối dựa trên nghiên cứu tổng sinh khối, năng suất hạt, năng suất và tỷ lệ của các thành phần sinh khối ở các giống lúa trồng phổ biến trong sản xuất và các giống triển vọng tại Đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất bình quân ở các giống đạt trên 12,7 tấn/ha/năm. Tỷ lệ rơm rạ/hạt bình quân ở các giống bằng 1,1. Năng suất rơm rạ/ha đạt 13,97 tấn/ha/năm. Tỷ lệ trấu /hạt là 20,06%, trong đó các giống lúa Japonica có tỷ lệ trấu bình quân 19,94%, ở các giống Indica là 20,18%. Tỷ lệ cám/hạt là 13,09%, trong đó tỷ lệ cám/hạt ở các giống Indica là 13,61%, ở các giống Japonica là 12,58%. Với sản lượng lúa trung bình 43,294 triệu tấn/năm trong 3 năm (2016-2018) ở Việt Nam, ước tính mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 47,623 triệu tấn rơm rạ, 8,685 triệu tấn trấu và 5,667 triệu tấn cám. Tổng các loại phụ phẩm cây lúa (rơm rạ, trấu, cám) lên khoảng 62 triệu tấn/năm. Tỷ lệ dư lượng sinh khối/sản lượng lúa vào khoảng 1,43. Đây là nguồn sinh khối khổng lồ để phát triển công nghiệp sinh khối ở Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH