Sa sút trí tuệ (SSTT Alzheimer) là hội chứng gặp ở người lớn tuổi, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh và thân nhân. Tăng nồng độ homocysteine và lipid máu là yếu tố có liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh, sa sút trí tuệ, trong phạm vi đề tài này chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên người Việt nam trên 60 tuổi để đánh giá mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ này và sa sút trí tuệ (SSTT). Mục tiêu So sánh sự khác biệt về chỉ số homocysteine, lipid máu trên những người SSTT và những người >
60 tuổi không SSTT, đồng thời đánh giá mức độ liên quan của nồng độ homocysteine, lipid máu với bệnh SSTT. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bệnh - chứng thực hiện trên các đối tượng đến khám và điều trị tại Đơn vị trí nhớ và SSTT bệnh viện 30/4, TP.HCM. Kết quả Có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số homocysteine máu giữa hai nhóm bệnh SSTT và nhóm chứng. Ở nhóm bệnh nhân SSTT, nồng độ homocysteine trung vị là 10,27 (8,32 - 13,44) μmol/l ở nhóm chứng là 8,59 (6,83 - 10,11) μmol/l. Nồng độ homocysteine trung bình ở SSTT và nhóm không SSTT là 12,3 μmol/l và 8,50 μmol/l (p<
0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số lipid máu giữa hai nhóm bệnh - chứng. Nồng độ Cholesterol TP trung vị ở nhóm bệnh SSTT là 5,35 mmol/l cao hơn đáng kể so với nhóm chứng bằng 4,74 mmol/l (p=0.026). Nồng độ LDL-cholesterol trung vị ở nhóm bệnh SSTT là 2,94 mmol/l cũng cao hơn so với nhóm chứng bằng 2,48 mmol/l (p=0.012). Kết quả này cho thấy nồng độ Cholesterol TP, LDL-cholesterol tăng cao ảnh hưởng tới diễn tiến của SSTT. Nồng độ Triglyceride và HDL-Cholesterol chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh SSTT và nhóm chứng. Nồng độ Triglyceride trung vị ở nhóm bệnh SSTT là 2,15 mmol/l cao hơn so với nhóm chứng bằng 1,74 mmol/l (p=0,264). Nồng độ HDL-Cholesterol trung vị ở nhóm bệnh SSTT là 1,32 mmol/l cao hơn so với nhóm chứng bằng 1,39 mmol/l (p=0,098). Các bệnh nhân có chỉ số Cholesterol TP >
5,2 mmol/l có số chênh mắc bệnh SSTT cao hơn gấp 2,35 lần so với các bệnh nhân có chỉ số Cholesterol TP ≤5,2 mmol/l (KTC 95% 1,90 - 5,67), các bệnh nhân có chỉ số LDL-cholesterol >
3,4 mmol/l có số chênh mắc bệnh SSTT cao hơn gấp 3,04 lần so với các bệnh nhân có chỉ số LDL-cholesterol ≤3,4 mmol/l (KTC 95% 1,47 - 4,82) và các bệnh nhân có chỉ số homocysteine >
8 μmol/ml có số chênh mắc bệnh cao gấp 1,41 lần so với khi homocysteine ở chỉ số bình thường (KTC 95% 1,02 - 1,54). Kết luận Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Cholesterol TP và LDL-cholesterol giữa nhóm có SSTT (nhóm bệnh) và nhóm không SSTT (nhóm chứng) (với p=0,033 và p=0,001 lần lượt). Tăng nồng độ Cholesterol TP (>
5,3 mmol/l) và tăng LDL-cholesterol (>
3,4 mmol/l) là yếu tố nguy cơ liên quan đến SSTT với OR=2.35 (KTC95% 1,90-5,67) và OR=3.04 (KTC95% 1,47-5,4,82) lần lượt. Nồng độ Triglyceride và HDL-cholesterol giữa nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P >
0.05). Nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân SSTT cao hơn nhóm không SSTT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Tăng nồng độ homocysteine (>
8 μmol/l) là yếu tố nguy cơ liên quan đến SSTT với OR=2,99 (KTC 95% 1,21 - 7,64) trong phân tích đơn biến.