Giới thiệu khung pháp lý thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Mạnh Lại, Thế Toản Mai

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2022

Mô tả vật lý: 24-28

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424187

 Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) để sử dụng hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụ nhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 2021 - 2030. Luật BVMT năm 2020 với nhiều các quy định mới, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế được kỳ vọng sẽ làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội, tạo ra những động lực mới để khuyến khích đầu tư cho BVMT theo cách tiếp cận dựa vào thị trường. Một số công cụ điển hình như quy định về phân loại chất thải tại nguồn, quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
  kiểm toán môi trường... Đồng thời, lần đầu tiên Luật BVMT năm 2020 có Chương riêng với nhiều quy định về các công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho BVMT như thuế, phí, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, thị trường các bon, KTTH, phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, tín dụng xanh và trái phiếu xanh... Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở ASEAN thể chế hóa quy định về KTTH trong Luật tại Điều 142 về KTTH và nhiều quy định khác được xem như công cụ chính sách để thúc đẩy thực hiện KTTH từ giai đoạn khai thác tài nguyên, chế biến, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thải bỏ và đưa chất thải thành tài nguyên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH