So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán âm tính, dương tính 5 tiêu chuẩn phân biệt cơ chế cơn tim nhanh QRS giãn rộng (1) Brugada, (2) Bayesian, (3) Griffith, (4) PAVA, (5) Vereckei aVR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Phân tích hồi cứu cơn tim nhanh QRS giãn rộng được thăm dò điện sinh lý tim. So sánh giá trị các tiêu chuẩn truyền thống hoặc mới. Kết quả 86 điện tâm đồ cơn tim nhanh 38 cơn chẩn đoán là cơn tim nhanh thất, 48 cơn chẩn đoán là cơn tim nhanh trên thất. Áp dụng 5 tiêu chuẩn phân biệt có độ chính xác tương đương nhau (mức độ trung bình) mặc dù PAVA (DII RWPT) có độ chính xác thấp hơn lưu đồ Brugada có ý nghĩa thống kê (69,8% và 78,2%, P = 0,031). PAVA có độ nhạy (60,5%) thấp hơn lưu đồ Brugada (88,0%), Griffith (94,2%) và Bayesian (88,6%) (P <
0,001). Tiêu chuẩn Griffith có độ đặc hiệu (39,8%) thấp hơn DII RWPT (77,1%), lưu đồ Brugada (58,9%) và Bayesian (51,7%) (P <
0,05). Tỷ số khả dĩ dương PAVA, lưu đồ Brugada, Bayesian, Vereckei aVR và Griffith lần lượt là 2,64
2,13
1,89
1,60 và 1,57. Kết luận Tiêu chuẩn chẩn đoán "mới" tỏ ra không ưu thế hơn lược đồ Brugada trong phân biệt cơ chế cơn tim nhanh có phức bộ QRS rộng.