Phương pháp chiết khấu trong Kinh dịch

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Anh Nguyễn, Viết Bằng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 330 Economics

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học - Kinh tế - Luật và Khoa học Quản lý (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1772-1779

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424334

Phương pháp chiết khấu là một công cụ định giá tài sản của lý thuyết đầu tư và tài chính doanh nghiệp, sử dụng tỷ lệ chiết khấu để quy đổi dòng tiền tương lai về hiện giá, song giới hạn của phương pháp chiết khấu chưa thể quy đổi chi phí vốn bằng tỷ lệ (WACC) sang chi phí vốn bằng tiền ( ACC) chính xác tại mỗi thời điểm. Mục tiêu của bài viết này khai thác một công cụ chuyển đổi dựa vào hệ quả dòng tiền vào (dương) và dòng tiền ra (âm) có mối liên hệ với hình Hà Đồ trong Kinh dịch, nhằm khắc phục giới hạn của phương pháp chiết khấu trong việc thanh toán chi phí vốn cho các bên liên quan. Phương pháp luận về hệ quả âm dương trong Kinh dịch là một tiếp cận mới trong tài chính nhằm hỗ trợ cho việc hoạch định ngân sách trong dự án đầu tư, bao gồm vốn vay từ ngân hàng (D) với lãi suất cho vay (Rd) cần được quy đổi sang lãi vay bằng tiền ( d), và vốn chủ sở hữu (E) với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Re) cần được quy đổi sang cổ tức ( e) trong quá trình hoạt động của dự án khi các bên tham gia góp vốn. Sự đóng góp của hệ quả âm dương trong Kinh Dịch vào lý thuyết đầu tư và tài chính doanh nghiệp đưa ra một khoản dự phòng tiền mặt tối thiểu để kiểm soát rủi ro thanh khoản trong việc chi trả chi phí vốn bằng tiền vượt quá mức dự phòng tiền mặt tối thiểu trong quản lý dự án. Chính vì vậy, phương pháp luận về chuyển đổi chi phí vốn bằng tỷ lệ sang chi phí vốn bằng tiền là một tiền đề cho định giá tài sản dựa theo giá trị.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH