Một số đặc điểm ống tiêu hóa và chỉ số sinh trắc ruột của loài Butis butis (Hamilton, 1822)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Minh Quang Đinh, Hoàng Phương Thảo Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 592 Invertebrates

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 117-123

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424449

 Nghiên cứu đã cung cấp một số đặc điểm về ống tiêu hóa và sự biến động của chỉ số sinh trắc ruột (RGL) theo giới tính, mùa vụ và địa điểm của loài cá Butis butis (Hamilton, 1822). Qua phân tích 715 mẫu cá (412 đực và 303 cái) thu được tại 4 địa điểm gồm Duyên Hải - Trà Vinh (TV), Trần Đề - Sóc Trăng (ST), Hòa Bình - Bạc Liêu (BL) và Đầm Dơi - Cà Mau (CM) cho thấy, B. butis có miệng dưới hàm có hai hàng răng, răng hàm ngoài lớn hơn răng hàm trong. Chỉ số sinh trắc ruột (RGL=0,48±0,01 SE) của loài cá này nhỏ hơn 1 (t-test, t=-0,52
  p<
 0,001). Những điều này chứng tỏ loài cá B. butis thuộc nhóm cá ăn động vật. Giá trị RGL của cá đực (0,46±0,01 SE) nhỏ hơn cá cái (0,50±0,01 SE
  t=6,46
  p<
 0,001), nhưng giá trị này ở mùa khô (0,49±0,01 SE) tương đương ở mùa mưa (0,48±0,01 SE
  t=0,43
  p=0,67). RGL biến động theo điểm thu mẫu và đạt giá trị cao nhất tại CM (0,50±0,01 SE) và thấp nhất BL (0,47±0,01 SE) và ST (0,48±0,01 SE) (1-way ANOVA
  F=3,70
  p=0,01). RGL cũng thay đổi theo tháng thu mẫu (F=3,04
  p=0,01) và sự tương tác giới tính × mùa vụ (2-way ANOVA
  F=12,95, p<
 0,001) và mùa vụ × địa điểm thu mẫu (F=3,28
  p=0,02). Kết quả đã bổ sung thêm thông tin về đặc điểm dinh dưỡng của loài cá B. butis.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH