Đánh giá tiềm năng trồng cây cọc rào Jatropha curcas L. tại Tỉnh Lâm Đồng cho sản xuất nhiên liệu sinh học

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Ẩn Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Quốc tế Hồng Bàng), 2023

Mô tả vật lý: 189-194

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424463

Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, tuy nhiên các nguồn năng lượng hóa thạch có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng hiện nay cũng đang bị khai thác cạn kiệt. Vì vậy việc tìm ra nguồn "năng lượng xanh" mới rất cần thiết. Nhiên liệu sinh học được xem là nguồn năng lượng thay thế nổi bật nhất và đã được nghiên cứu cũng như sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong đó, cây Cọc rào (Jatropha curcas L) có tiềm năng, giá trị to lớn, được nghiên cứu rất nhiều trong việc dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học, thay thế được phần dầu diesel truyền thống. Loại dầu này giúp giảm thiểu được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đặc biệt không có lưu huỳnh (S) nên rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam các nguyên liệu sản xuất cồn sinh học - nhiên liệu sinh học chủ yếu là lúa, bắp, khoai lang, khoai mì, mía và nguyên liệu sản xuất dầu thực vật là đậu nành, đậu phộng, cây có dầu... chưa có nhiều nghiên cứu về cây Cọc rào cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Jatropha ở xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng [1]. Kết quả cho thấy cây Cọc rào phát triển tốt ở khu vực nghiên cứu, chiều cao và đường kính cây phát triển mạnh, ngoài ra cây còn có khả năng sinh trưởng tốt ở khu vực vùng núi tại huyện Bảo Lâm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH