Thiếu hụt hormon tăng trưởng là tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ hormon tăng trưởng dẫn đến tình trạng lùn ở trẻ em. Tỷ lệ mới mắc dao động 1/3500 - 1/4000. Mục tiêu Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hormon tái tổ hợp ở trẻ thiếu hụt hormon tăng trưởng. Đối tượng và phương pháp 159 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị thiếu hụt hormon tăng trưởng tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 06 năm 2019. Nghiên cứu một loạt ca bệnh, đối chứng trước và sau điều trị. Kết quả trong số 159 bệnh nhân thì nhóm bệnh nhân có nồng độ GH đỉnh test kích thích ≤ 5ng/ml có mối tương quan tuyến tính giữa tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm) trong năm đầu với nồng độ GH đỉnh, nồng độ GH đỉnh càng thấp, tốc độ tăng trưởng càng cao
ngoài ra tuổi bắt đầu điều trị, tuổi xương thời điểm bắt đầu điều trị đều có mối tương quan tuyến tính với tốc độ tăng trưởng chiều cao (SDS, cm) trong năm đầu, điều trị càng sớm, tuổi xương càng thấp thì tốc độ tăng trưởng chiều cao năm đầu càng cao. Kết luận Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị thiếu hụt hormon tăng trưởng sớm, tuổi xương và nồng độ GH đỉnh test kích thích thấp có đáp ứng tốt hơn với liệu pháp hormon tái tổ hợp thay thế.