Sau khi Ph.Ăngghen qua đời (năm1895), phái cơ hội lũng đoạn Quốc tế II lái phong trào công nhân vào con đường cải lương. Với sự thao túng của các phần tử cơ hội chủ nghĩa, Quốc tế II đã không còn đủ uy tín và khả năng lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế, bị phân hóa và "phá sản". VILênin, một mặt, trực tiếp đấu tranh chống các khuynh hướng cơ hội trong Quốc tế II nhằm bảo vệ những nguyên lí mác xít
mặt khác, tích cực xúc tiến thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân. Quốc tế Cộng sản - Quốc tế III ra đời không chi là trung tâm lãnh đạo và đoàn kết phong trào vô sản toàn thế giới, mà còn hết sức quan tâm giúp đỡ phong trào cách mạng các nước thuộc địa. Bài viết tập trung phân tích làm rõ công lao to lớn của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam và sự đóng góp của những người cộng sản Việt Nam đối với tổ chức.