Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu Dì kê của người Khơ me ở An Giang, Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hoa Bùi

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 790 Recreational and performing arts

Thông tin xuất bản: Văn hóa học (Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 48-58

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424641

 Dì kê (Lakhon Yike) là loại hình nghệ thuật kịch hát múa dân gian Khơ Me, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố hát, múa, âm nhạc và diễn xuất chuyển tải cốt truyện, trên sân khấu. Qua nghiên cứu, Dì kê có sự ảnh hưởng từ nghệ thuật múa Robam (múa cổ điển), có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với nghệ thuật Dì kê (Lakhon Bassac)
  được cho là đồng dạng, có mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật Likay của Thái Lan và Jikey của Malaysia trong khu vực Đông Nam Á. Loại hình sân khấu Dì kê Khơ Me hiện tồn tại duy nhất ở xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, cho đến nay loại hình sân khấu này chưa được quan tâm làm rô về nguồn gốc hình thành, những đặc điểm nghệ thuật... Thông qua khảo cứu các nguồn tài liệu khác nhau và dựa trên dữ liệu thu thập từ quá trình điền dã, ghi hình và phỏng vấn một số nghệ nhân, nhạc công của gánh hát Dì kê của xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn (năm 2020), bài viết góp phần làm rõ vấn đề về nguồn gốc và quá trình hình thành loại hình nghệ thuật sân khấu Dì kê ở cộng đồng Khơ Me Tri Tôn (An Giang). Từ đó tìm kiếm giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật của sân khấu Dì kê ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia hiện nay.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH