Đánh giá tình hình sản xuất và tính chất đất trồng rau màu tại tỉnh Phú Thọ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Tú Hà, Thọ Hoàng Nguyễn, Tú Điệp Nguyễn, Quốc Hưng Phan, Thị Xuân Hương Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 56 - 66

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424689

 Đã sử đụng các phương pháp như kế thừa số liệu thứ cấp, điều tra nhanh nông thôn (PRA), lấy mẫu, phân tích các tính chất đất để đánh giá tinh hình sản xuất rau, màu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy, trong sản xuất rau, màu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 diện tích gieo trồng, năng suất cũng như sản lượng có sự biến động nhưng xu hướng tăng là rõ rệt. Đã hình thành một số vùng canh tác tập trung với diện tích lớn, như ngô ở Thanh Sơn, cẩm Khê, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba, Yên Lập diện tích xấp xỉ 1.700 ha đến 2000 ha/huyện. Trong canh tác người dân chú trọng đầu tư thâm canh, tuy nhiên, đối với ngô, rau thường bón ít phân hữu cơ, chủ yếu bón phân vô cơ (đặc biệt đối với rau). Phân hữu cơ thường được bón 6-7 tấn/ha
  phân hỗn họp NPK 5-10-3 khoảng 550-700 kg/ha. Mức độ bón phân không đồng đều, một số hộ dân không bón phân hữu cơ cho ngô, bón ít cho rau. Tính chất lý, hóa đất trồng rau tốt hơn đất trồng ngô. Đất trồng rau khu vực nghiên cứu có pH ở mức chua đến trung tính (4,32 đến 7,12). Hàm lượng chất dinh dưỡng tổng số ở mức nghèo đến trung bình (chất hữu cơ ở mức 0,50% -1,26%, lân tổng số 0,03 - 0,38%, kali tổng số 0,49-1,94%)
  hàm lượng dinh dưỡng dề tiêu ở mức giàu (lân dễ tiêu trung binh 13,5 mg/100 g đất và kali dễ tiêu trung bình 39,15 mg/100 g đất). Đất trồng ngô có hàm lượng dinh dưỡng tổng số ở mức nghèo đến trung bình, chất hữu cơ cao nhất chỉ đạt 0,67%, lân 0,29%, kali 1,97%. Hàm lượng dinh dưỡng đễ tiêu ở mức giàu, trong đó lân dễ tiêu cao nhất 17,65 mg/100 g, kali dễ tiêu 69,46 mg/100 g. Ô nhiễm kim loại nặng ở đất trồng rau và ngô ở dạng cục bộ. cần lưu ý một số mẫu đất có hàm lượng đồng, asen khá cao nên cần có các giải pháp canh tác hay xử lý phù hợp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH