Văn bản Nôm Công giáo ghi lại nhiều từ ngoại lai, từ cổ và từ địa phương, cho nên có giá trị đặc biệt cho nghiên cứu Ngôn ngữ học. Từ ngoại lai gồm các từ ghi địa danh, nhân danh nước ngoài và các từ Công giáo. Dựa vào các cứ liệu được ghi trong tác phẩm Nôm Công giáo, bài viết quan tâm khảo cứu các từ ngữ chỉ được dùng trong cộng đồng Công giáo. Trên cơ sở đối chiếu âm và nghĩa giữa các ngôn ngữ phương Đông (tiếng Việt tiếng Hán) với các ngôn ngữ phương Tây (tiếng Bồ, tiếng Italia,...), bài viết chi ra các cách thức và lý giải căn nguyên cấu thành của các từ ngữ đó. Ket quả khảo cứu này sẽ là gợi mở để tiếp tục đi sâu khảo cứu từ vựng tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm, thể hiện trong các các văn bản Nôm Công giáo. Từ đó góp phần hiểu sâu hơn về mối quan hệ giao lưu ngôn ngữ văn hóa giữa hai châu lục Châu Âu và Châu Á.