Các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Tuyến Lê, Hoàng Hải Nguyễn, Ngọc Yến Tuyết Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.1 Blood and circulation

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 94-99

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 424964

Xác định các yếu tố nguy cơ của tràn dịch màng ngoài tim cần dẫn lưu ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở có mở màng ngoài tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 374 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật (PT) tim hở có mở màng ngoài tim tại Viện Tim TPHCM từ 01/07/2019 đến 17/12/2019. Tất cả đều được theo dõi 6 tháng kể từ lúc phẫu thuật. Nghiên cứu đoàn hệ hồi, tiến cứu. Kết quả Tuổi trung bình 50,3 ± 12,7, nam 46,3%, nữ 53,7%. Tràn dịch màng ngoài tim (TDMNT) nhiều cần dẫn lưu là 8,8%, gồm chèn ép tim (CET) 3,5% và có khả năng CET 5,3%. Thời điểm dẫn lưu trung bình là ngày hậu phẫu thứ 20,2 ± 10,8. Phân tích đơn biến cho thấy có 5 yếu tố nguy cơ có liên quan với TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở số lượng tiểu cầu trước PT, rung nhĩ mới sau PT, nhóm NYHA (New York Heart Assocition) trước PT, INR tuần 2 và INR tuần 4 sau PT. Phân tích đa biến cho thấy có 4 yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu sau PT tim hở số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT. Kết luận Sau PT tim hở, TDMNT nhiều cần dẫn lưu là 8,8%. Số lượng tiểu cầu trước PT, nhóm NYHA trước PT, thời gian rút ống dẫn lưu màng tim và chỉ số INR tuần 2 sau PT là các yếu tố nguy cơ độc lập của TDMNT cần dẫn lưu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH