Mô tả thực trạng và đặc điểm lâm sàng của bệnh chốc, ghẻ, nấm nông, viêm da cơ địa, sẩn ngứa ở trẻ em tại trường mầm non thành phố Thanh Hóa. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 600 học sinh từ 12 - 72 tháng tuổi bán trú tại 6 trường mầm non khảo sát của thành phố Thanh Hóa gồm 3 trường công lập (phường Đông Vệ, Phú Sơn, phường Ba Đình) và 3 trường tư thục (Vườn Mặt Trời, Vietkid, Thanh Xuân Nam) từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022. Kết quả và kết luận Tỉ lệ trẻ em mầm non mắc bệnh da tại thành phố Thanh Hóa là 93/600 trẻ chiếm 15.5%. Bệnh viêm da cơ địa chiếm số lượng lớn nhất (62,4%), tiếp đến là chốc (11,8%) và sẩn ngứa (11,8%). tỉ lệ mặc bệnh tương đối đồng đều giữa 2 nhóm trường học sinh trường công lập và tư thục. Nhóm <
24 tháng có tỉ lệ mắc bệnh da cao nhất với 24,1%. Đối với bệnh chốc, tất cả các đối tượng bị bệnh chốc đều có dấu hiệu bọng nước. Tay chân là vị trí được tìm thấy tổn thương do bệnh chốc nhiều nhất (54,6%). Đối với bệnh ghẻ, tất cả học sinh đều có tổn thương mụn nước của bệnh ghẻ. Bàn tay, bàn chân là vị trí bị tổn thương rõ ràng nhất, tiếp đến là mặt trong cánh tay. Đối với bệnh nấm nông, đầu và thân mình là 2 vị trí tổn thương nhiều nhất. Tất cả các trường hợp đều có tính chất tổn thương khu trú. Đối với bệnh viêm da cơ địa, hình thái tổn thương đỏ da (32,8%), nước thành đám tiết dịch (25,9%). Tay, chân và Mặt, cổ là những vị trí bị tổn thương nhiều nhất. có 69 % trường hợp trong số bị VDCĐ có tiền sử gia đình từng mắc bệnh này. Đối với bệnh sẩn ngứa, mụn nước (63,6%) là triệu chứng thường thấy nhất trong nhóm học sinh sẩn ngứa trong nghiên cứu. Tay (45,5%) và chân (45,5%) lại là vị trí chủ yếu bị tổn thương. Tổn thương được tìm thấy đa phần là rải rác (72,7%).