Đánh giá chất lượng của các chỉ số xét nghiệm hóa sinh dựa vào thang điểm Sigma, từ đó lựa chọn quy trình kiểm soát chất lượng phù hợp, đạt hiệu quả cao. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu thực nghiệm, mô tả cắt ngang, tiến hành trên máy xét sinh hóa Architect C16000 của hãng Abbott (Hoa Kỳ) tại Khoa Sinh hóa, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ 22/10/2021 đến 24/07/2022. Các xét nghiệm được đánh giá gồm 22 chỉ số Alb, ALT, Amy, AST, Bil-D, Bil-TP, Ca, Cl, Cho, CK, Fe, GGT, Glu, HDL-C, LDL-C, Lip, K+, Na+, TP, Tri, Ure, AU. Đánh giá hiệu suất của các xét nghiệm này dựa vào thang điểm sigma được tính từ tổng sai số cho phép (TEa), độ lệch (bias) và hệ số biến thiên (CV) của từng xét nghiệm. Kết quả Các xét nghiệm Alb, Amy, AST, Bil-D, Bil-TP, Ca, Cho, CK, GGT, Glu, HDL-C, Fe, LDL-C, K+, Tri, AU có giá trị sigma lớn hơn 6. Các xét nghiệm Cl-, Lip, BUN, có giá trị sigma nằm trong khoảng từ 4 đến 6. Xét nghiệm ALT và Na+ chỉ đạt giá trị sigma nằm trong khoảng từ 3 đến 4. Kết luận Tất cả 22 xét nghiệm đều đạt từ mức ba sigma trở lên, trong đó đa số (17 xét nghiệm, chiếm 77,3%) đạt mức 6 sigma trở lên. Giá trị Sigma rất hữu ích cho việc hướng dẫn các phòng xét nghiệm thiết kế quy trình QC, bằng cách kiểm soát lỗi một cách chặt chẽ hơn với các xét nghiệm có sigma thấp và giảm thiểu việc giám sát QC không cần thiết đối với các xét nghiệm có điểm sigma cao.