Trong thế kỷ XVI, Đông Nam Á - vùng biên phía Đông của thế giới Islam giáo - đã trở thành một trong những nơi tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ giữa Islam giáo và Kitô giáo. Trước ưu thế về hàng hải và quân sự của người Bồ Đào Nha, các quốc gia Islam giáo dọc theo Ân Độ Dương đã phải tăng cường liên kết lại với nhau để cùng chống lại kể thù chung. Một ví dụ điển hình của việc này là mối quan hệ giữa Đế chế Ottoman và nhà nước Islam giáo Aceh. Những liên kết giữa hai thế lực Islam giáo này cho thấy những toan tính chính trị có thể vượt ngoài tầm giới hạn của địa lý, như là một trong các bằng chứng đại diện cho tham vọng bá quyền của Đế chế Ottoman, củng như sức sống của tinh thần Dar al Islam của người Muslim.