Đánh giá đặc điểm trầm cảm trên thang điểm PHQ-9 ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện K. Đối tượng 124 bệnh nhân đã chẩn đoán xác định ung thư đường tiêu hóa và điều trị tại bệnh viện K từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả Tỷ lệ nam/nữ là 2,6/1, tuổi trung bình là 57,9 ± 9,65. Đa số có trình độ dưới lớp 10 (57,3%) và độc thân/góa (93,5%). Trầm cảm thường gặp nhất ở ung thư đại trực tràng (52,4%), tiếp theo là ung thư thực quản (27,4%) và ít nhất ở ung thư dạ dày (20,2%), đa số bệnh nhân ở giai đoạn III-IV (64,5%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với ung thư thực quản (p <
0,001
OR = 1,009, 95% CI = 0,359-2,838) và ung thư đại trực tràng (p <
0,05
OR = 0,901, 95%CI = 0,358-2,273). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với giai đoạn IV với p <
0,05 (OR = 0,196
95%CI = 0,058-0,660). Theo thang điểm PHQ-9 có 45,2% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có biểu hiện trầm cảm và 17,8% có trầm cảm mức độ trung bình trở lên cần được can thiệp. Kết luận Trầm cảm thường gặp ở người bệnh ung thư đường tiêu hoa. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm với ung thư thực quản, đại trực tràng và giai đoạn muộn.