So sánh phẫu thuật robot với nội soi cắt trước thấp trong ung thư trực tràng tại bệnh viện bình dân - kết quả sớm

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phú Hữu Nguyễn, Vĩnh Hưng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 39-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 425342

Pigazzi [5] và cộng sự năm 2006 đã báo cáo trường hợp đầu tiên cắt trước thấp (LAR Low anterior resection) với kỹ thuật cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME Total Mesorectal Excision) do ung thư trực tràng sử dụng hệ thống phẫu thuật robot da Vinci. Sử dụng robot trong phẫu thuật ung thư trực tràng là kỹ thuật mới tại Việt Nam. Bệnh viện Bình Dân bắt đầu sử dụng robot trong phẫu thuật ung thư trực tràng vào tháng 11 năm 2016. Mục đích của nghiên cứu này là so sánh kết quả phẫu thuật ngắn hạn cũng như những biến chứng trong và sau phẫu thuật giữa phẫu thuật robot và phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng có tái lập lưu thông đường tiêu hóa. Nghiên cứu tiền cứu, so sánh ngẫu nhiên được thực hiện trên bệnh nhân ung thư trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật robot hoặc phẫu thuật nội soi có tái lập lưu thông đường tiêu hóa từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021 tại bệnh viện Bình Dân. Có 90 bệnh nhân ung thư trực tràng bao gồm 45 bệnh nhân được phẫu thuật cắt trước thấp bằng robot (R-LAR robotic low anterior resection) và 45 bệnh nhân được phẫu thuật cắt trước thấp bằng nội soi (L-LAR laparoscopic low anterior resection). Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về tuổi tác, giới tính, BMI, ASA, giai đoạn lâm sàng, số lượng hạch bạch huyết, thời gian phẫu thuật, thời gian trung tiện. Lượng mất máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm phẫu thuật robot (21ml) so với nhóm nội soi (36ml) với p = 0,03. Tỷ lệ chuyển mổ mở là 2,2% trong nhóm L-LAR và 0% trong nhóm R-LAR. Diện cắt vòng quanh (CRM circumferential resection margin) dương tính trong 13,3% nhóm L-LAR so với 8,9% nhóm L-LAR (p = 0,24). Chất lượng bao mạc treo trực tràng (TME) nguyên vẹn 93,3% trong nhóm R-LAR và 91,3% trong nhóm L-LAR (p = 0,61). Thời gian nằm viện nhóm R-LAR ngắn hơn nhóm L-LAR (6,8 ngày/7,2 ngày, p=0,43). Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ nhóm R-LAR (13,3%) thấp hơn nhóm phẫu thuật nội soi (20%) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa tống kê p=0,43. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng phẫu thuật robot trong điều trị ung thư trực tràng là một phẫu thuật an toàn và khả thi. Kết quả ngắn hạn của phẫu thuật robot đối với ung thư trực tràng tương đương phẫu thuật nội soi ngoại trừ lượng máu mất ở nhóm phẫu thuật robot ít hơn có ý nghĩa thống kê.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH