Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) trong chấn thương gan (CTG) tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang đặc điểm kỹ thuật chụp CLVT trên các trường hợp CTG tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 3 và 4/2023. Kết quả có 95 BN (70 nam và 25 nữ), tuổi trung bình là 36,2 ± 15,95 tuổi (từ 10 đến 73 tuổi). 89 (97,3%) BN được chụp trên máy CLVT-16 dãy (GE), số còn lại được chụp trên mấy CLVT-16 dãy (Siemens) và CLVT-64 dãy (GE), chiếm 6,4%. Thuốc cản quang sử dụng nhiều nhất là Ultravist với 92 (96,8%) BN. Cản quang Omnipaque và Iopamiro có tỷ lệ tương ứng là 2,1% và 1,1%. Sau tiêm thuốc cản quang, 73 (76,8%) BN được chụp thì động mạch £ 30 giây sau tiêm, 11,6% BN được chụp sau 30 giây và 11,6% không xác định được. Thì tĩnh mạch có 55 (57,9%) BN được chụp sau 60-70 giây và 24 25,3%) BN chụp <
60 giây. Có 84 BN được chụp thì muộn, trong đó 49 (51,6%) BN được chụp sau 3 phút. Nghiên cứu có 76 BN đo được liều bức xạ trên máy chụp CLVT. Các BN được chụp CLVT 4 thì (bao gồm trước tiêm + động mạch + tĩnh mạch cửa + thì muộn) có Liều chiếu dài (DLP) trung bình là 1680,99 ± 346,89 (từ 576,54 mGy.cm đến 2374,16 mG.cm) và chụp 3 thì (không có thì muộn) là 1344,86 ± 247,04 (thấp nhất là 837,66 mGy.cm và cao nhất là 1709,65 mGy.cm) (p<
0,01). Liều hiệu dụng (CTEd) trung bình trong chụp CLVT 4 thì là 23,5 ± 4,85 mSv và chụp 3 thì là 18,8 ± 3,46 mSv (p<
0,01). Kết luận Kỹ thuật chụp CLVT trong CTG cần tối ưu hóa hình ảnh tổn thương và hạn chế thấp nhất liều chiếu bức xạ cho người bệnh.